Ngày càng có nhiều người muốn sở hữu tấm bằng lái xe ô tô hạng D, các khóa họ nâng bằng lái xe ô tô hạng C lên D cũng được quan tâm rất nhiều bởi đòi hỏi yêu cầu cao và khắt khe hơn của công việc. Do đó, đứng trước vấn đề này nhiều người không khỏi lo lắng về thủ tục, điều kiện nâng bằng C lên D và những gì xoay quanh việc nâng bằng từ hạng C lên D theo quy định của bộ GTVT.
Hiện nay, có rất nhiều người có nhu cầu nâng bằng C lên D để phục vụ cho công việc kinh doanh vận tải hoặc đáp ứng các yêu cầu của công việc. Đứng trước vấn đề này, có nhiều người lo lắng về các điều kiện và thủ tục để nâng bằng C lên D. Để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn sẽ cung cấp cho bạn đọc tất tần tật những thông tin xoay quanh việc nâng bằng C lên D theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Mục lục bài viết
- 1 Bằng lái xe hạng D là gì?
- 2 Nâng bằng C lên D có khó không?
- 3 Giấy phép lái xe hạng D lái được những loại xe nào?
- 4 Điều kiện nâng bằng C lên D
- 5 Hồ sơ đăng kí khóa học nâng bằng C lên D và thi nâng bằng lái xe hạng C lên hạng D
- 6 Chương trình đào tạo nâng bằng C lên D
- 7 Thời gian đào tạo nâng bằng C lên D
- 8 Kiểm tra tốt nghiệp cấp chứng chỉ Sơ cấp
- 8.1 * Phần lý thuyết: Thực hiện việc kiểm tra trực tiếp trên máy vi tính có cài đặt phần mềm sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Ngân hàng đề là 450 câu hỏi ôn tập sát hạch lái xe ô tô). Để bắt đầu phần thi, thí sinh nhập số báo danh, kiểm tra thông tin và chọn ô “Vào thi” để bắt đầu bài Kiểm tra.
- 8.2 * Phần thi tiến lùi xe trong hình chữ chi
- 8.3 Thí sinh thực hiện 2 bài:
- 8.4 Phần thực hành trong hình tổng hợp
- 8.5 Phần thực hành lái xe trên đường:
- 9 Thi sát hạch nâng bằng lái xe ô tô hạng C lên D, nâng bằng C lên D
- 10 Phần thực hành trong hình nâng bằng C lên D
- 11 Phần thực hành lái xe trên đường
Bằng lái xe hạng D là gì?
Ở nước ta, giấy phép lái xe được phân chia thành nhiều hạng như B1, B2, C, D, E,… Với từng hạng khác nhau, người sở hữu sẽ được điều khiển các loại xe ô tô khác nhau. Với bằng lái xe hạng D, đây không chỉ đơn thuần là một tờ giấy phép lái xe ô tô mà nó còn thể hiện được kiến thức và kỹ năng lái xe của các tài xế.

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng D sẽ được điều khiển các loại xe ô tô dưới đây:
– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, đã bao gồm chỗ ngồi của lái xe.
– Các loại xe ô tô được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
Như vậy, người sở hữu bằng lái xe hạng D xe được phép điều khiển các loại xe ô tô:
– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe.
– Ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe.
– Ô tô tải và ô tô chuyên dụng có trọng tải dưới 3.500kg.
– Ô ô tải và ô tô chuyên dụng có trọng tải trên 3.500kg
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải trên 3.500kg.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500kg.
Vì giấy phép lái xe hạng D có thể điều khiển được rất nhiều các loại xe có trọng tải lớn. Để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ đúng các quy định về pháp luật. Người muốn sở hữu bằng lái xe hạng D không thể học và thi trực tiếp mà phải thông qua hình thức nâng hạng bằng lái xe từ B2 lên D hoặc nâng bằng C lên D.
Nâng bằng C lên D có khó không?
Không giống như các bằng lái xe khác như B1, B2, C. Việc sở hữu bằng lái xe hạng D sẽ khó hơn rất nhiều. Bởi vì, bằng lái xe hạng D được phép điều khiển các loại xe ô tô có tải trọng lớn và xe chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi. Người thi bằng lái xe hạng D phải đáp ứng được các yêu cầu và quy định nghiêm ngặt về sức khỏe, kiến thức lái xe, số km lái xe an toàn và có kinh nghiệm lái xe ít nhất từ 3 – 5 năm. Nếu muốn sở hữu được giấy phép lái xe hạng D, bắt buộc bạn phải có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C vẫn còn thời hạn sử dụng.

Giấy phép lái xe hạng D lái được những loại xe nào?
Điều kiện nâng bằng C lên D
Hồ sơ đăng kí khóa học nâng bằng C lên D và thi nâng bằng lái xe hạng C lên hạng D
- Đơn đề nghị hoặc và thi sát hạch nâng bằng C lên D theo mẫu tại trung tâm đào tạo lái xe ô tô.
- Giấy khám sức khỏe
- Chứng minh thư nhân dân
- Hồ sơ bằng lái xe ô tô hạng C hiện tại photo, công chứng
- 6 ảnh 3×4
Chương trình đào tạo nâng bằng C lên D
Thời gian đào tạo nâng bằng C lên D
- Lý thuyết: 48 giờ trong đó
- Pháp luật giao thông đường bộ 16 giờ
- Kiến thức mới về xe nâng hạng: 8 giờ
- Nghiệp vụ vận tải: 08 giờ
- Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông: 16 giờ
- Thực hành 144 giờ, trong đó:
- Số giờ học thực hành: 18 giờ.
- Số km thực hành: 240 km.
- Xe tập thực hành: Xe khách hạng D (loại 30 chỗ ngồi)
- Lưu ý: Sau khi hoàn thành thời gian học của từng môn lý thuyết, học viên phải làm bài kiểm tra kết thúc môn học.
Kiểm tra tốt nghiệp cấp chứng chỉ Sơ cấp
* Phần lý thuyết: Thực hiện việc kiểm tra trực tiếp trên máy vi tính có cài đặt phần mềm sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Ngân hàng đề là 450 câu hỏi ôn tập sát hạch lái xe ô tô). Để bắt đầu phần thi, thí sinh nhập số báo danh, kiểm tra thông tin và chọn ô “Vào thi” để bắt đầu bài Kiểm tra.
* Phần thi tiến lùi xe trong hình chữ chi
Thí sinh thực hiện 2 bài:
- Tiến xe trong hình chữ chi
- Lùi xe trong hình chữ chi
- Thời gian thực hiện: 2 phút
- Thang điểm: 20, điểm đạt 16
Phần thực hành trong hình tổng hợp
- Bài 1: Xuất phát
- Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Bài 3: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
- Bài 4: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 5: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 6: Qua đường vòng quanh co; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 7: Thay đổi số trên đường bằng
- Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
- Bài 9: Dừng và khởi hành xe ngang dốc; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 10: Kết thúc.
- Thời gian thực hiện: 20 phút
- Thang điểm 100, điểm đạt từ 80 điểm trở lên
- Thí sinh ký xác nhận kết quả vào Biên bản.
Phần thực hành lái xe trên đường:
- Xuất phát.
- Tăng số, tăng tốc độ.
- Giảm số, giảm tốc độ.
- Kết thúc.
- Thang điểm 100, điểm đạt từ 80 điểm trở lên
- Thí sinh ký xác nhận kết quả vào Biên bản.
- Thí sinh sau khi đạt cả 4 phần Kiểm tra thì được cấp Chứng chỉ Sơ cấp và được Đăng ký dự sát hạch cấp Giấy phép lái xe.
Thi sát hạch nâng bằng lái xe ô tô hạng C lên D, nâng bằng C lên D
- Sát hạch lý thuyết,
- Sát hạch thực hành trong hình
- Sát hạch thực hành trên đường.
Sát hạch lý thuyết nâng bằng C lên D

- Thời gian làm bài: 20 phút
- Thang điểm 30, điểm đạt từ 28 điểm trở lên mới được coi là đạt.
Phần thực hành trong hình nâng bằng C lên D
- Bài 1: Xuất phát
- Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Bài 3: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
- Bài 4: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 5: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 6: Qua đường vòng quanh co; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 7: Thay đổi số trên đường bằng
- Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
- Bài 9: Dừng và khởi hành xe ngang dốc; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 10: Kết thúc.
- Thời gian thực hiện: 20 phút
- Thang điểm 100, điểm đạt từ 80 điểm trở lên
- Thí sinh ký xác nhận kết quả vào biên bản.
Phần thực hành lái xe trên đường
- Xuất phát
- Tăng số tăng tốc độ
- Giảm số giảm tốc độ
- Kết thúc
- Thang điểm 100, điểm đạt từ 80 điểm trở lên
- Thí sinh ký xác nhận kết quả vào biên bản.
- Thí sinh sau khi đạt cả 3 phần sát hạch thì được cấp giấy phép lái xe.
Visitor Rating: 5 Stars